Thông báo

122042029_3431112680290873_3369717683792004619_n

International University – VNU is the first international university of Vietnam, and is a public university with its legal status, its own authorized seal and account. It is fully empowered to award all degrees from undergraduate to post graduate levels. Its internationality is reflected in international academic environment of IU – VNU as a whole, including all degree programs, teaching staff, languages of instruction, academic and research infrastructure. For graduate enrollment information in 2021, please follow the instruction below:

Master’s degree

  1. Document folder;
  2. Master’s enrollment application form with portrait;
  3. Or admission application form with portrait;
  4. Curriculum vitae (affixed seal on the portrait with confirmation from the local or work agency within 6 months from the issued date to the enrollment document submission);
  5. 02 notarized copies of Undergraduate degree (or 02 Temporary undergraduate certificates) within 6 months from the issued date to the enrollment document submission and 02 Undergraduate academic transcripts;
  6. Referral letter from the work agency (compulsory for candidates enrolling for Business Administration who do not have economy-related undergraduate degree);
  7. 03 portraits in 3×4 cm size (full name, date of birth and master’s program must be included at the back of the portraits);
  8. Notarized copy of English certificate (if yes);
  9. Certificate of verification for priority cases (if yes);
  10. Notarized copy of ID;
  11. For Vietnamese candidates having undergraduate degree from foreign educational institution:
    • Degree verification given by Ministry of Education and Training (oga.hcmiu.edu.vn)
    • Submission date: attach to enrollment application document or submit before the examination day.
    • Commitment form (compulsory for candidates who submit the degree verification after the examination day).

DOWNLOAD ALL MASTER’S ENROLLMENT DOCUMENTS HERE

Doctorate’s degree

  1. Document folder;
  2. Postgraduate’s admission application form (with portrait);
  3. Admission application form (with portrait) (target 2);
  4. Graduate enrollment application form (with portrait) (target 3);
  5. Curriculum vitae (with portrait and confirmation from the local or work agency);
  6. Scientific resume (with portrait and confirmation from the local or work agency);
  7. 02 notarized copies of Master’s degree and academic transcript;
  8. 02 notarized copies of Undergraduate degree and academic transcript;
  9. 07 research proposals in English;
  10. 01 scientific paper or report published on a scientific journal or a conference proceeding including debate within 3 years from the enrollment document submission;
  11. Postgraduate study acceptance letter from expected advisor (list of expected advisors can be found at hcmiu.edu.vn, Enrollment part);
  12. Referral letters from 02 scientists for candidate determination;
  13. Referral letter from the work agency;
  14. 03 portraits in 3×4 cm size (full name and date of birth must be included at the back of the portraits);
  15. Equivalent English certificate (notarized copy): IELTS 5.0, TOEFL iBT 45
  16. Certificate of verification for priority cases (if yes);
  17. Notarized copy of ID;
  18. For Vietnamese candidates having undergraduate degree from foreign educational institution:
    • Degree verification given by Ministry of Education and Training (instruction at hcmiu.edu.vn, Enrollment part)
    • Duration for verification submission: attach to enrollment application document or submit before the examination day
    • Commitment form (compulsory for candidates who submit the degree verification after the examination day)

DOWNLOAD ALL DOCTORATE’S ENROLLMENT DOCUMENTS HERE

Nội dung dự kiến                                Thời gian
Nhận hồ sơ

Đối với thí sinh học OTTA: thông báo sau khi có lớp

– Đối với thí sinh học BSKT: Đến 04/10/2021

– Đối với thí sinh không học BSKT: Đến 29/10/2021

Ôn thi Tiếng Anh           Thông báo sau khi có lớp
Học bổ sung kiến thức          11/10 – 13/11/2021
Hướng dẫn ôn tập           15/10 – 20/11/2021
Ngày thi + Thạc sĩ (Tổng hợp, Phỏng vấn)                   27/11/2021
Thi môn Tiếng Anh                   28/11/2021
Công bố kết quả                Tháng 12/2021
Học chính thức                Tháng 02/2022
  • Phòng O2.609, Lầu 6, Trường ĐH Quốc tế, Khu phố 6, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức. (từ thứ 2 đến thứ 6, 8:00 – 16:00)
  • Trung tâm Pasteur, Số 234 Pasteur, 6, Q.3, Tp.HCM (từ thứ 2 đến thứ 7, 17:30 – 20:00)

Dành cho học viên và Nghiên cứu sinh trúng tuyển (trừ ngành Quản lý Công)

  • Chứng chỉ tiếng Anh và điểm thi tiếng Anh của học viên trúng tuyển vào Trường ĐH Quốc tế sẽ được dùng để phân loại trình độ tiếng Anh của học viên.
  • Học viên/Nghiên cứu sinh sẽ theo học ngay chương trình chính thức khi thỏa một trong các điều kiện sau:
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành tiếng Anh;
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học Hay Sau đại học mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch;
  • Có chứng chỉ: IELTS ≥6.0, TOEFL PBT (ITP) ≥ 500, TOEFL IBT ≥ 61, hoặc TOEIC ≥ 600 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
  • Nếu chưa đạt một trong những điều kiện trên, học viên sẽ tham gia lớp học tiếng Anh tăng cường – Bridging program gồm 4 kỹ năng Nghe, Thuyết trình, Đọc và Viết.

5.1 Trình độ Thạc sĩ:

  • Xét hồ sơ và lệ phí dự tuyển:
    • Đối tượng dự tuyển: 300.000 đồng/ người
    • Đối tượng xét tuyển: 180.000 đồng/ người
    • Đối tượng phải thi môn Tiếng Anh: 120.000 đồng/người
  • Học phí:
    • Tất cả các ngành: ~ 140.000.000 đồng (~ 6.000 USD) (không bao gồm phí mua giáo trình, tài liệu…)
    • Chương trình Thạc sĩ Quản lý công (học bằng Tiếng Việt): ~ 60.000.000 đồng

5.2 Trình độ Tiến sĩ:

  • Xét hồ sơ và lệ phí dự tuyển: 200.000 đồng/người
    • Đối với trường hợp phải xét chuyển tiếp sinh (đối tượng 2) phải đăng ký thêm:
    • Lệ phí xét tuyển trình độ Thạc sĩ
    • Đối với trường hợp phải thi tuyển cao học (đối tượng 3) phải đăng ký thêm:
    • Lệ phí đăng ký dự thi thạc sĩ
    • Hướng dẫn ôn tập (không bắt buộc)
  • Học phí toàn khóa học:
    • Công nghệ Sinh học & Kỹ thuật Y sinh: ~ 420.000.000 đồng (~ 18.000 USD)
    • Quản trị Kinh doanh: ~350.000.000 đồng (~ 15.000 USD)
    • Quản lý công (Tiếng Việt): ~180 triệu đồng

5.3 Lệ phí các lớp Bổ sung kiến thức – Hướng dẫn ôn tập – Ôn thi Tiếng Anh

Ngành Bổ sung kiến thức Hướng dẫn ôn tập Ôn thi Tiếng Anh
Quản trị Kinh doanh           2.400.000           550.000            1.100.000
Công nghệ Sinh học     Không tổ chức lớp            700.000
Công nghệ Thực phẩm            5.300.000            700.000
Kỹ thuật Điện tử            4.000.000           700.000
Quản lý Công nghệ Thông tin             2.700.000            550.000
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp            3.200.000            800.000
Kỹ thuật Y sinh            2.000.000             550.000
Quản lý Công            2.500.000            400.000

4.4 Lệ phí học chương trình Tiếng Anh Bridging program – dành cho ứng viên chưa đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào

6.000.000 đồng/ người (259 USD). Các mức học phí sẽ thay đổi theo tỉ giá chuyển đối giữa USD và đồng Việt Nam vào mỗi học kỳ.

Ghi chú: Thí sinh cần chuẩn bị đủ lệ phí để đóng kèm khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

6.1 Trình độ Thạc sĩ

6.1.1 Dự thi: Người dự tuyển sẽ thi 3 môn, gồm: Tổng hợp, Phỏng vấn và Tiếng Anh

        * Điều kiện được miễn thi tuyển môn Tiếng Anh: Khi người dự tuyển thỏa một trong các điều kiện sau đây (nộp cùng với hồ sơ dự thi)

– Chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B1 theo CEFR) theo Quy định chuẩn trình độ ngọai ngữ tại ĐHQG-HCM:

STT Ngôn ngữ Chứng chỉ Thang điểm tối thiểu
B1
1 Tiếng Anh TOEFL iBT 45
2 IELTS 4.5
3 TOEIC 450
4 Cambridge Assessment English B1 PET/B1Preliminary

         Thời hạn: trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

– Các trường hợp miễn thi tiếng Anh khác:

+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn đánh giá năng lực tiếng Anh khi có một trong những minh chứng sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài là tiếng Anh;

+ Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh theo quy định tiếng Anh của cơ sở đào tạo. Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về tiếng Anh.

6.1.2 Xét tuyển: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển sẽ thi 2 môn, gồm: Phỏng vấn và Tiếng Anh

– Điều kiện được miễn thi môn Tiếng Anh: như quy đinh tại mục 6.1.1

– Điều kiện dự thi: Thí sinh người tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển

– Người tốt nghiệp đại học các chương trình đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI.

– Người tốt nghiệp đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, HCERES có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

– Người tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của Đại học quốc gia;

– Người tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

– Người tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

– Sinh viên các ngành đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM;

– Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học của Đại học Quốc gia còn trong thời gian hiệu lực;

– Người nước ngoài.

6.1.3 Tuyển thẳng

        Thí sinh tốt nghiệp trình độ đại học trong hệ thống Đại học quốc gia có ngành đúng với ngành đăng ký tuyển thẳng và có năng lực tiếng Anh được quy định tại Điểm 6.1.1, gồm:

– Người tốt nghiệp đại học chính quy chương trình kỹ sư với chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên;

– Người tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10);

– Người tốt nghiệp đại học chính quy là thủ khoa của ngành;

– Người tốt nghiệp đại học đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi Olympic sinh viên trong nước và ngoài nước.

6.2 Trình độ Tiến sĩ

6.2.1 Hình thức tuyển sinh

6.2.1.1 Công nghệ Sinh học

Đối tượng dự tuyển Hình thức tuyển sinh
Đối tượng 1:Tốt nghiệp Thạc sĩ các chuyên ngành Sinh học, CNSH, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Sinh học ứng dụng. Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 2:Tốt nghiệp Đại học hệ chính quyloại giỏi các chuyên ngành Sinh học, CNSH, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Sinh học ứng dụng. Thi tuyển sau đại học/Xét chuyển tiếp sinh (nếu có bằng tốt nghiệp đại học trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp bằng) + Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)

Đối tượng 3:Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đại học (loại giỏi) các chuyên ngành gần:

Nhóm ngành Y Dược, Nhóm ngành Thú y

Nhóm ngành Nông nghiệp (trừ các ngành về kinh tế, kinh doanh)

Ngành Hóa học

Công nghệ sau thu hoạch, Bảo vệ thực vật

Khuyến nông, Nuôi trồng thủy sản

Chăn nuôi, Khoa học cây trồng

Kỹ thuật y học, Kỹ thuật sinh học, Kỹ thuật y sinh.

Thi tuyển sau đại học + Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)

6.2.1.2 Quản trị Kinh doanh

Đối tượng dự tuyển ngành Hình thức tuyển sinh

Đối tượng 1:Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD với điểm trung bình tích lũy tối thiểu là 6.5/10, 65/100, hoặc điểm B+:

Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành,

Kinh doanh Thương mại,

Tài chính – Ngân hàng, Kế toán,

Chính sách công, Quản lý công,

Quản trị Nhân lực, Hệ thống Thông tin Quản lý,

Quản trị Văn phòng, Quản lý Kinh tế,

Quản lý Khoa học và Công nghệ,

Quản lý Công nghiệp, Quản lý Năng lượng,

Quản trị Marketing, Marketing và Du lịch,

Kinh doanh quốc tế, Kinh tế học,

Kinh tế phát triển, Kinh tế và Tài chính,

Kinh doanh và Kinh tế.

Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)

Đối tượng 2:Tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD loại xuất sắc từ các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành,

Quản trị Khách sạn,

Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn uống,

Marketing, Bất động sản,

Kinh doanh Quốc tế, Kinh doanh Thương mại,

Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm,

Kế toán, Kiểm toán,

Khoa học Quản lý, Quản trị Nhân lực,

Hệ thống Thông tin Quản lý,

Quản trị Văn phòng.

Thi tuyển sau đại học/Xét chuyển tiếp sinh (nếu có bằng tốt nghiệp đại học trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp bằng) + Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 3:Tốt nghiệp thạc sĩ không liên quan đến chuyên ngành QTKD hoặc gần với chuyên ngành QTKD nhưng tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD thể hiện trong Đối tượng 2, đạt từ loại khá trở lên. Thi tuyển sau đại học + Xét tuyển NCS(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)

6.2.1.3 Kỹ thuật Y sinh

Nguồn tuyển chọn là những đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài đã có bằng thạc sĩ ngành KTYS hoặc đã có bằng thạc sĩ ngành phù hợp hoặc đã có bằng kỹ sư ngành KTYS. Các đối tượng này được phân loại như sau:

 Đối tượng 1

Là những người có bằng thạc sĩ ngành đúng với ngành KTYS: xét tuyển NCS và bảo vệ đề cương dự tuyển

STT Mã số Tên ngành
1. 8520212 Kỹ thuật y sinh

 Đối tượng 2
         Là những người có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành KTYS: xét tuyển NCS và bảo vệ đề cương dự tuyển. Ứng viên phải học bổ sung kiến thức 2 môn về ngành Kỹ thuật Y sinh (6 tín chỉ).

STT Mã số Tên ngành
1 8520201 Kỹ thuật điện
2 8520203 Kỹ thuật điện tử
3 8520208 Kỹ thuật viễn thông
4 8520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
5 8520101 Cơ kỹ thuật
6 8520103 Kỹ thuật cơ khí
7 8520301 Kỹ thuật hóa học
8 8520309 Kỹ thuật vật liệu
9 8520401 Vật lý kỹ thuật
10 8420101 Sinh học
11 8420201 Công nghệ sinh học
12 8440109 Cơ học
13 8440110 Quang học
14 8440112 Hóa học
15 8440122 Khoa học vật liệu
16 8460101 Toán học
17 8460117 Toán tin
18 8480101 Khoa học máy tính
19 8480103 Kỹ thuật phần mềm
20 8480106 Kỹ thuật máy tính
21 8480201 Công nghệ thông tin
22 8720101 Khoa học y sinh
23 8720104 Ngoại khoa
24 8720107 Nội khoa
25 8720157 Mắt (Nhãn khoa)
26 8720158 Khoa học thần kinh
27 8720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học
28 8720602 Kỹ thuật hình ảnh y học

Đối tượng 3

Là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy ngành KTYS (7520212) loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm
10) hoặc loại khá có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10) và có ít nhất một công bố khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

Xét tuyển NCS và bảo vệ đề cương dự tuyển. Ứng viên phải học bổ sung kiến thức bậc thạc sĩ về ngành Kỹ thuật Y sinh sau khi trúng tuyển (30 tín chỉ)

6.2.1.4 Quản lý Công

Đối tượng 1

Là những người có bằng thạc sĩ ngành đúng với ngành Quản lý Công: xét tuyển NCS và bảo vệ đề cương dự tuyển

STT Mã số Tên ngành
1. 8340403 Quản lý Công

 Đối tượng 2
         Là những người có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Quản lý Công: xét tuyển NCS và bảo vệ đề cương dự tuyển

STT Mã số Tên ngành
1 8340401 Khoa học quản lý
2 8340402 Chính sách công
3 8340404 Quản trị nhân lực
4 8340405 Hệ thống thông tin quản lý
5 8340406 Quản trị văn phòng
6 8340412 Quản lý khoa học và công nghệ

Đối với các chuyên ngành phù hợp này, người dự tuyển sẽ nộp bảng điểm chương trình học thạc sĩ,và nhà trường sẽ có Hội đồng chuyên môn xem xét đề nghị học bổ sung kiến thức. Số lượng cần phải bổ sung tối đa 5 học phần (10 tín chỉ): Quản lý công, Quản trị chiến lược trong khu vực công, Tài chính công và hoạch định ngân sách, Quản trị nhân sự trong khu vực công, Kinh tế hành vi và chính sách công.

6.2.2 Quy định về trình độ Tiếng Anh của người dự tuyển:

– Chứng chỉ tiếng Anh đầu vào tối thiểu đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B2 theo CEFR). Cụ thể:

STT Ngôn ngữ Chứng chỉ Thang điểm tối thiểu
B2
1 Tiếng Anh TOEFL iBT 46
2 IELTS 5.5
3

TOEIC (L-R) và

TOEIC (S-W)

550

220

4 Cambridge Assessment English

B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill.

Thang điểm : 160

          Thời hạn: trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

– Các trường hợp miễn thi tiếng Anh khác:

+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn đánh giá năng lực tiếng Anh khi có một trong những minh chứng sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài là tiếng Anh;

+Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh theo quy định tiếng Anh của cơ sở đào tạo. Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về tiếng Anh.

6.3 Chính sách ưu tiên 

6.3.1 Đối tượng ưu tiên

  • Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
  • Con liệt sĩ;
  • Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
  • Người dân tộc thiểu số;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học

6.3.2 Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại mục 6.3.1 (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi theo quy định tại mục 6.1.1. Nguyên tắc ưu tiên như sau: Khi 01 môn thi có điểm < 5.0 và 01 môn thi ≥ 5.0 thì cộng 1.0 điểm cho môn thi có điểm dưới trung bình. Các trường hợp còn lại thì cộng 1.0 điểm vào môn Phỏng vấn.

  • Ngành Công nghệ Sinh học:

Môn thi: Tổng hợp (Sinh học và Di truyền), Phỏng vấn, Tiếng Anh.

  • Ngành Công nghệ Thực Phẩm:

Môn thi: Tổng hợp (Hóa học Thực phẩm và Hóa sinh), Phỏng vấn, Tiếng Anh.

  • Ngành Kỹ thuật Điện tử:

Môn thi: Tổng hợp (Toán và Kỹ thuật Điện tử), Phỏng vấn, Tiếng Anh.

  • Ngành Quản lý Công nghệ Thông tin:

Môn thi: Tổng hợp (Cấu trúc dữ liệu, Cơp sở dữ liệu và Mạng máy tính), Phỏng vấn (liên quan đến kinh nghiệm, định hướng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích trình bày vấn đề nhằm xác định sự thích hợp của ứng viên đối với chương trình đào tạo) và Tiếng Anh.

  • Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp:

Môn thi: Tổng hợp (bao gồm các nội dung cơ bản về Quản lý Sản xuất, Xác suất Thống kê và Toán cao cấp), Phỏng vấnTiếng Anh.

  • Ngành Kỹ thuật Y sinh:

Môn thi: Tổng hợp (gồm các kiến thức về Toán, Sinh thống kê và Cơ sở về KTYS), Phỏng vấn (các kiến thức về sự hiểu biết/kinh nghiệm của thí sinh về KTYS, vai trò của KTYS, hiện trạng phát triển của ngành ở Việt Nam, động cơ và định hướng nghề nghiệp) và Tiếng Anh.

  • Ngành Quản trị Kinh doanh:

Môn thi: Tổng hợp (bao gồm các kiến thức cơ bản về Kế toán, Tiếp thị, Quản trị học và Kinh tế học), Phỏng vấn (các kiến thức kinh nghiệm về quản lý và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày) và Tiếng Anh.

  • Ngành QLC (Giảng dạy bằng tiếng Việt):

Môn thi: Tổng hợp (bài luận phân tích và xử lý tình huống thực tế), Phỏng vấn (tổ chức đánh giá tuyển chọn học viên qua các bài kiểm tra về phân tích tình huống, xử lý vấn đề và kiến thức về tổ chức quản lý nhà nước) và Tiếng Anh

Đối tượng dự tuyển tốt nghiệp không đúng chuyên ngành dự thi phải tham dự và hoàn tất lớp bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

Thông tin chi tiết xem tại đây

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ – ĐHQG TP.HCM

CƠ SỞ CHÍNH: O2.609, Trường ĐHQT, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 028 3724 4270 – Nội bộ: 3120, 3209
Giờ làm việc: 8h00 đến 16h00 (T2-T6)

CƠ SỞ NỘI THÀNH: 234 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: 028 3824 2092
Lịch trực: 17h30 đến 20h00 (T2-T7)

Người liên hệ:

Chương trình Thạc sĩ: Nguyễn Hồng Minh (Ms.) – Email: nhminh@hcmiu.edu.vn

Chương trình Tiến sĩ: Huỳnh Hoàng Hồng Hạnh (Ms.) – Email: hhhhanh@hcmiu.edu.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

X
Verified by MonsterInsights