1. Thông tin chung

1.1. Kế hoạch năm học

Năm học Học kỳ Thời gian Bắt đầu – Kết thúc
 

2023-2024

I 18/9/2023 – 03/02/2024
II 19/02/2024 – 06/7/2024
08/7/2024 – 31/8/2024

1.2. Thủ tục nhập học và Lệ phí nhập học

Nhà trường sẽ gửi giấy báo nhập học kèm thông tin về tài khoản blackboard và email (trường cấp) đến học viên (HV) / Nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển

HV/NCS gửi hình về email infor.grad@hcmiu.edu.vn để làm thẻ học viên

HV/NCS đóng lệ phí nhâp học theo thông tin sau:

Chương trình/Mức học bổng 100% 25%,50% Không có học bổng
Thạc sĩ 9,000,000 18,000,000
Thạc sĩ Quản lý Công 7,500,000 15,000,000
Nghiên cứu sinh 6,000,000 15,000,000 30,000,000

 Lưu ý: 
– Lệ phí nhập học sẽ được cấn trừ vào học phí khi học viên bắt đầu chương trình học.
– Trường hợp NCS nhận học bổng 100% không thuộc diện tham gia lớp Bridging program sẽ được miễn lệ phí nhập học
– Lệ phí nhập học sẽ không được hoàn trả, áp dụng từ khóa tuyển sinh đợt 2 năm 2019
– Các trường hợp đặc biệt sẽ do Ban Giám hiệu xem xét.

1.3. Cổng thông tin học viên EDUSOFT MASTER

a. Đăng nhập:
  • Username: mã số học viên/nghiên cứu sinh
  • Password: Ngày sinh (nnttnnnn)
  • Ví dụ: sinh ngày 11/12/1991, passwords: 11121991
  • Học viên cần đổi password sau lần đăng nhập đầu tiên
b. Đăng ký môn học:
  • Học kỳ đầu tiên: Nhà trường xếp thời khóa biểu mặc định
  • Từ học kỳ thứ 2 trở đi: HV/NCS tự đăng ký môn học
c. Những tác vụ khác:
  • Xem thời khóa biểu
  • Xem học phí
  • Xem điểm
  • Đăng ký môn học
  • Xem thông báo
  • Lấy form học viên

1.4. Dịch vụ cung cấp cho HV/NCS

Tất cả dịch vụ được cung cấp khi HV/NCS đã hoàn tất học phí.

HV/NCS gửi mail yêu cầu cung cấp dịch vụ (mail đến chuyên viên phụ trách học vụ), điền yêu cầu trên tài khoản Edusoft Master hoặc điền form yêu cầu để sẵn tại 02 cơ sở. Đóng lệ phí (đối với các dịch vụ có lệ phí) tại phòng Kế hoạch Tài chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Trường.

Học viên đăng ký nhận bảng điểm, giấy chứng nhận … tại 02 cơ sở đào tạo của Nhà trường, trường hợp ở xa học viên có thể yêu cầu gửi qua đường bưu điện và tự trả phí vận chuyển.

  • Cấp bảng điểm (lệ phí 20.000 VND / 01 bảng điểm)
  • Cấp các giấy chứng nhận học viên, …
  • Làm thẻ học viên nếu bị mất, gia hạn thẻ  (đóng lệ phí làm lại thẻ)
  • Đăng ký bảo hiểm y tế khi có nhu cầu (Phòng Công tác Sinh viên)

1.5. Hướng dẫn đóng học phí

Tỉ giá VNĐ/USD được thông báo đầu mỗi học kỳ.

Học viên nộp học phí bằng phương thức nộp tiền hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Trường theo nội dung sau:

Tên đơn vị Trường Đại học Quốc tế
Số tài khoản 3141.00000.35267
Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – CN Đông Sài Gòn
Nội dung Họ tên HV, MSHV nộp học phí HK…
Số tiền  …VNĐ

Sau 3-5 ngày chuyển tiền, học viên lên tài khoản edusoft master để lấy hóa đơn điện tử (thông tin học phí sẽ được cập nhật mỗi thứ sáu hàng tuần)

Mọi chi tiết liên quan về học phí, học viên vui lòng liên hệ Phòng Kế hoạch Tài chính, điện thoại: 028 37244270 – 3311 hoặc 3420.

1.6. Xử lý học vụ khi nợ học phí

HV/NCS phải đóng học phí trong vòng 40 ngày từ khi bắt đầu học kỳ của học kì chính và trong vòng 30 ngày từ khi bắt đầu học kỳ của học kì hè. Nếu HV/NCS không hoàn thành nghĩa vụ học phí trước các thời điểm này sẽ không được thi giữa học kỳ và cuối kỳ hoặc không được công nhận kết quả học tập; và không được cấp các giấy xác nhận liên quan đến học vụ;

HV không được đăng ký môn học kể cả luận văn tốt nghiệp;

NCS đã hoàn tất các môn học nhưng vẫn còn nợ học phí thì không được tổ chức bảo vệ đề cương, không được tham dự kỳ thi kiểm tra chất lượng, báo cáo giữa kỳ và các kỳ bảo vệ luận án các cấp.

1.7. Trả điểm I và Phúc khảo điểm

a. Trả điểm I

Điểm I: điểm chưa hoàn tất môn học

Mục đích: vì lý do bất khả kháng không tham dự được buổi thi cuối kỳ

Nộp đơn trước ngày thi hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày thi, kèm lý do và giấy tờ minh chứng

Làm đơn trả điểm I trong vòng 1 năm học, sau thời gian này, điểm I sẽ chuyển thành điểm F (không đạt)

b. Phúc khảo điểm

Học viên nộp đơn phúc khảo điểm trong vòng 07 ngày từ khi công bố điểm.

Học viên có thể phúc khảo điểm giữa kỳ, bài tập và cuối kỳ tùy theo nguyện vọng.

Mẫu đơn lấy tại phần Mẫu đơn và Biểu mẫu.

1.8. Quy trình và Mức phí điều chỉnh đăng ký môn học

a. Quy trình

– Bước 1: Học viên điều chỉnh đăng ký môn học (thêm, hủy môn) theo mẫu quy định: Điền mẫu đơn và gửi mail về học vụ hoặc nộp tại Trường

  • Trước khi môn học bắt đầu: Không cần minh chứng.
  • Sau khi môn học bắt đầu: Nộp kèm minh chứng chính đáng thể hiện lý do cụ thể.

– Bước 2: Khoa/ Trung tâm/ Giáo viên chủ nhiệm duyệt nội dung

  • Liên hệ trả lời cho học viên các trường hợp không được đồng ý.
  • Gửi đơn đã có xác nhận của Khoa/ Trung tâm/ Giáo viên chủ nhiệm về Phòng Đào tạo Sau Đại học.

– Bước 3: Phòng Đào tạo Sau Đại học điều chỉnh đăng ký môn học cho học viên.

  • Điều chỉnh đăng ký môn học cho học viên.
  • Tính lệ phí hủy môn nếu có.
  • Chuyển kết quả điều chỉnh đăng ký lên Edusoft Master vào thứ Sáu hàng tuần.
b. Mức phí hủy đăng ký môn điều chỉnh
STT Thời điểm gửi đơn Mức phí
1 Trước buổi học thứ ba của môn học Không tính phí
2 Từ buổi học thứ ba của môn học 100% học phí
c. Thời điểm áp dụng

Từ học kỳ 2, năm học 2019 – 2020.

d. Hướng dẫn học vụ cho khóa tuyển từ năm 2020

Chi tiết hướng dẫn học vụ cho các khóa tuyển sinh từ năm 2020

2. Học vụ Thạc sĩ

2.1. Thời gian học

a. Thạc sĩ:
  • Thời gian học đúng hạn: 2 năm tính từ ngày nhập học
  • Thời gian học tối đa (gồm cả thời gian nộp chứng chỉ Tiếng Anh đầu ra): Gấp đôi thời gian đào tạo đối với khóa tuyển sinh 2018 trở về trước; 4 năm đối với khóa tuyển sinh 2019 trở đi.
b. Quy định bảo lưu – tạm dừng:
  • Thời gian tối đa: 1 năm
  • Thời gian này tính vào tổng thời gian học tập

2.2. Xử lý học vụ

a. Nội dung:

Theo quy định hiện hành áp dụng cho từng khóa học thạc sĩ, chương trình do trường Đại học Quốc tế cấp bằng

b. Phân loại điểm:
Xếp loại Thang điểm 100 Điểm chữ Thang điểm 4
Đạt (Passing)
Xuất sắc (Excellent) 90 ≤ GPA ≤ 100 A+ 4,0
Giỏi (Very good) 80 ≤ GPA < 90 A 3,5
Khá (Good) 70 ≤ GPA < 80 B+ 3,0
Trung bình Khá (Fair) 60 ≤ GPA < 70 B 2,5
Trung bình (Average) 55 ≤ GPA < 60 C 2,0
Không đạt (No passing)
Yếu (Weak) 40 ≤ GPA < 55 D+ 1,5
Kém (Very weak) 30 ≤ GPA < 40 D 1,0
GPA < 30 F 0,0
c. Ghi chú:

Thang điểm quy đổi 4 chỉ mang tính tham khảo, dùng chuyển đổi khi cần thiết, không dùng để ghi và phân loại kết quả đánh giá.

2.3. Miễn môn Triết học

Trường hợp học viên đã có các văn bằng như: Cao cấp lý luận chính trị, cử nhân lý luận chính trị, giáo dục chính trị ..;10

Hoặc chứng chỉ Triết học sau đại học phù hợp với khối ngành đào tạo (trong thời hạn 5 năm) sẽ được xem xét miễn học môn Triết học.

Hồ sơ miễn môn Triết học bao gồm:

  • Đơn đề nghị miễn Triết (sử dụng mẫu yêu cầu chung phần biểu mẫu);
  • Sao y công chứng văn bằng liên quan
  • Sao y công chứng bản điểm liên quan

Gửi hồ sơ về Phòng ĐTSĐH để được xem xét và phản hồi thông tin.

2.4. Chuẩn đầu ra tiếng Anh

2.4.1. Văn bằng được công nhận đạt chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ
a. Đối với các khóa tuyển từ năm 2016 đến năm 2021

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; hoặc
– Có bằng cử nhân chuyên ngành tiếng Anh.

b. Đối với các khóa tuyển từ năm 2022 trở đi

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; hoặc
– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luận văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận; hoặc
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh) do Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM cấp; hoặc
– Có bằng cử nhân chuyên ngành tiếng Anh.

2.4.2. Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh
a. Đối với các khóa tuyển từ năm 2016 đến năm 2021
STT Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt
1 IELTS ≥ 6.0 IELTS  ≥ 4.5
2 TOEFL iBT ≥ 61 TOEFL iBT ≥ 45
3 VNU-EPT ≥ 276. VNU-EPT ≥ 201
4 Kết quả thi tiếng Anh trong kỳ đánh giá năng lực tiếng Anh tương đượng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức, sử dụng trong đào tạo trình độ thạc sĩ tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
b. Đối với các khóa tuyển từ năm 2022 trở đi
STT Chứng chỉ Điểm tối thiểu
1 IELTS 5.5
2 TOEFL iBT 46
3 TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 400; Đọc: 385; Nói: 160; Viết: 150
4 Cambridge Assessment English B2 First/ B2 Business Vantage/ Linguaskill.
Thang điểm: 160
5 Chứng chỉ ngoại ngữ của các CSĐT được được Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQG-HCM công nhận. Đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B2 theo CEFR)
2.4.3. Các lưu ý

– Trường Đại học Quốc tế chấp nhận Chứng chỉ/ Chứng nhận VNU-EPT để xét chuẩn tiếng Anh đầu ra cho các khóa tuyển sinh 2021 trở về trước.
– Các chứng chỉ có hiệu lực 02 năm tính từ ngày thi chứng chỉ đến thời điểm nộp cho Phòng Đào tạo Sau Đại học để xét chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ trong thời gian đào tạo tối đa của mỗi chương trình đào tạo.
– Hàng năm Nhà trường sẽ tổ chức 02 đợt xét công nhận đạt chuẩn trình độ tiếng Anh đầu ra đối với tất cả các học viên cao học đang theo học chương trình sau đại học của Nhà trường.
– Học viên có thể nộp chứng chỉ tiếng Anh và đề nghị xét đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra bất cứ lúc nào trong quá trình học.Ngoài 02 đợt xét chuẩn tiếng Anh đầu ra thường niên, nhà trường có các đợt xét đột xuất phù hợp với đề nghị của học viên.

2.4.4. Hồ sơ
  • Đơn đăng ký xét đạt chuẩn Tiếng Anh (mẫu đính kèm): Tiếng Anh, Tiếng Việt
  • Văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh (bản sao y công chứng trong vòng 6 tháng)
2.4.5. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ:
a. Thời gian nhận hồ sơ
  • Đợt 1: 05/4
  • Đợt 2: 05/8
b. Địa điểm nhận hồ sơ

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ – ĐHQG TP.HCM
Cơ sở chính:

Cơ sở nội thành:

2.4.6. Thời gian công bố kết quả
  • Đợt 1: Tháng 5
  • Đợt 2: Tháng 10

2.5. Xét tốt nghiệp Thạc sĩ

2.5.1. Thời gian nộp hồ sơ xét tốt nghiệp hàng năm
  • Đợt 1: 02 tuần cuối tháng 4
  • Đợt 2: 02 tuần cuối tháng 8
2.5.2. Điều kiện xét tốt nghiệp chung cho tất cả các ngành
  • Hoàn tất môn trong chương trình đào tạo (Quy chế đào tạo Thạc sĩ của ĐHQG-HCM, Quy chế đào tạo Thạc sĩ của trường ĐH Quốc tế).
    • Kiến thức chung (Triết học)
    • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
    • Luận văn/Đề án Thạc sĩ (tùy khóa tuyển và phương thức đào tạo)
  • Đủ điều kiện tiếng Anh đầu ra: học viên phải thỏa điều kiện theo mục 2.4.
2.5.3. Điều kiện của các HV học theo phương thức nghiên cứu

Có 01 công bố khoa học về kết quả luận văn do HV cao học là tác giả chính Chi tiết cụ thể từng khóa xem theo Quy chế đào tạo Thạc sĩ của ĐHQG-HCM, Quy chế đào tạo Thạc sĩ của trường ĐH Quốc tế tại mục Quy định

2.5.4. Nộp hồ sơ xét tốt nghiệp

Tải bộ hồ sơ tiếng Việt tại đây
HV đủ điều kiện xét tốt nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp về phòng ĐTSĐH, cụ thể (file mẫu hồ sơ sẽ được gửi đến các Khoa/Bộ môn/Trung tâm):

  • Đơn đăng ký xét tốt nghiệp (mẫu đính kèm): Đơn đăng ký xét tốt nghiệp
  • Lý lịch khoa học (mẫu đính kèm):
    • CV mẫu 1: dành cho HV đang đi làm, có xác nhận của cơ quan đang công tác (trong lý lịch phải có dán hình và đóng dấu giáp lai).
    • CV mẫu 2: dành cho HV chưa đi làm, nhà trường sẽ xác nhận cho học viên (trong lý lịch phải có dán hình).
  • 3 hình 3×4 (nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng, mặc trang phục lịch sự).
  • Bản photo giấy khai sinh.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp Đại học kèm bảng điểm có công chứng trong vòng 6 tháng.
  • Chứng chỉ tiếng Anh theo qui định của nhà trường.
  • Đối với học viên có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: Văn bản công nhận văn bằng do Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
  • Hoàn tất học phí (không nợ nhà trường bất kỳ khoản phí nào).
  • Hồ sơ bảo vệ luận văn (Khoa/Bộ môn/Trung tâm gửi về phòng ĐTSĐH sau khi HV bảo vệ thành công).
2.5.5. Kế hoạch xét tốt nghiệp

Tùy theo kế hoạch năm học, thời gian có thể thay đổi, học viên theo dõi thông báo cụ thể theo từng năm.

STT Công việc Hình thức Thời gian kết thúc
1 Khoa/Bộ môn thông báo thông tin xét tốt nghiệp cho HV
2 Khoa/Bộ môn gửi kết quả bảo vệ luận văn tốt nghiệp của HV về phòng ĐTSĐH – Hồ sơ bảo vệ luận văn Đợt 1: 30/3
Đợt 2: 30/7
3 HV nộp hồ sơ xét tốt nghiệp cho phòng ĐTSĐH – Đơn đăng ký xét tốt nghiệp theo mẫu
– Hồ sơ đính kèm theo quy định
Đợt 1: 2 tuần cuối tháng 4
Đợt 2: 2 tuần cuối tháng 8
4 HV liên hệ phòng Kế hoạch Tài chính về thông tin nợ học phí nếu có – Trường Đại học Quốc tế:
o  Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6, 8:00 – 16:00
o  Phòng O2.701, Trường ĐH Quốc tế, KP.6, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
o  Điện thoại: 028.3724 4270 – Số nội bộ: 3222, 3311
–    Cơ sở nội thành:
o  Thời gian: thứ 4, thứ 6, 17:30 – 20:00
o  234 Pasteur, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
o  Điện thoại: 028. 3824 2092
5 Nhà trường tổ chức xét tốt nghiệp Dự kiếnĐợt 1: tuần đầu tháng 5
Đợt 2: tuần đầu tháng 9
6 Công bố kết quả xét tốt nghiệp Dự kiến
Đợt 1: tuần cuối tháng 5
Đợt 2: tuần cuối tháng 9

3. Học vụ Tiến sĩ

3.1. Nhân sự phụ trách chương trình

Thông tin liên lạc của thầy cô phụ trách chương trình Tiến sĩ như sau:

3.2. Thời gian học

a. Tiến sĩ từ khóa 2018 trở về trước:
Thời gian Có bằng thạc sĩ Có bằng Đại học
Thời gian học đúng hạn 3 năm 5 năm
Thời gian học tối đa 7 năm
b. Tiến sĩ từ khóa 2018 trở về sau:
Thời gian Có bằng thạc sĩ Có bằng Đại học
Thời gian học đúng hạn 3 năm 4 năm
Thời gian học tối đa gia hạn thêm 24 tháng sau thời gian học chính thức
c. Lưu ý:
  • Thời gian học tối đa: gồm cả thời gian nộp chứng chỉ Tiếng Anh đầu ra
  • Hết thời gian học đúng hạn, học viên/NCS phải làm đơn gia hạn học tập
d. Quy định bảo lưu – tạm dừng:
  • Thời gian tối đa: 24 tháng
  • Thời gian này tính vào tổng thời gian học tập

3.3. Chuẩn đầu ra tiếng Anh

3.3.1. Chuẩn đạt trình độ tiếng An
a. Văn bằng: được sử dụng để công nhận đạt chuẩn trình độ tiếng Anh đối với tất cả các khóa:
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; hoặc
  • Có bằng cử nhân chuyên ngành tiếng Anh.
b. Chứng chỉ ngoại ngữ: được sử dụng để công nhận đạt chuẩn trình độ tiếng Anh
  • Đối với các khóa tuyển sinh năm 2015 trở về trước:
IELTS ≥ 6.5 TOEFL iBT ≥ 79 TOEFL ITP ≥ 550 VNU-EPT ≥ 301
  • Đối với các khóa tuyển sinh năm 2016 & 2017:
IELTS ≥ 6.5 TOEFL iBT ≥ 79 VNU-EPT ≥ 301
  • Đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2018:
IELTS ≥ 6.5 TOEFL iBT ≥ 79

Hàng năm Nhà trường sẽ tổ chức 02 đợt xét công nhận đạt chuẩn trình độ tiếng Anh đầu ra đối với tất cả các học viên cao học và nghiên cứu sinh đang theo học chương trình sau đại học của Nhà trường vào tháng 4 và tháng 8.

3.3.2. Hồ sơ:
3.3.3. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ:
a. Thời gian nhận hồ sơ
  • Đợt 1: 05/4
  • Đợt 2: 05/8
b. Địa điểm nhận hồ sơ

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ – ĐHQG TP.HCM
Cơ sở chính:

Cơ sở nội thành: