Thông báo

Thumbnails08432019104310Icon-Thong-bao
Di chuyển là quyền con người và không nên bị hạn chế. Nó là giá trị to lớn, là tải sản của mỗi con người bởi các hoạt động kinh tế và phúc lợi xã hội phụ thuộc vào sự di chuyển đó. Nhu cầu di chuyển luôn tăng theo quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Nhu cầu di chuyển hành khách phụ thuộc vào sự phát triển dân số, nhu cầu vận chuyển hàng hoá phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Nên cần phải nhìn vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, mỗi thành phố mà dự báo và quản lý nhu cầu di chuyển.
Khi giải quyết ùn tắc, ô nhiễm và tai nạn, chúng ta thường quan niệm rằng cơ sở hạ tầng giao thông là phải đầy đủ. Nhưng, không một nước nào trên thế giới có thể mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông để bắt kịp với sự tăng trưởng nhu cầu giao thông vận tải.
Đã đến lúc phải thay đổi quan niệm về “năng lực” của hạ tầng và dịch vụ giao thông. Đó là lựa chọn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thích hợp. Khi đánh giá “năng lực” cơ sở hạ tầng không chỉ xét đặc tính của dòng giao thông (như lưu lượng xe, vận tốc), mà cần xét thêm các khía cạnh khác như mức độ tiếng ồn, ô nhiễm không khí cho phép. Sự thay đổi quan niệm này dẫn đến khái niệm về quản lý giao thông hướng đến phát triển bền vững.
Hơn thế, cần “quản lý giao thông toàn diện” thay vì “hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân manh mún”. Quản lý giao thông là sự tác động đến cả cung và cầu giao thông vận tải thông qua các biện pháp, chính sách nhằm tối đa hoá các tác động tích cực và thiểu hoá các tác động tiêu cực của các hoạt động giao thông vận tải. Cụ thể là đạt được bốn mục tiêu cơ bản: thoả mẫn nhu cầu di chuyển, nâng cao an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, và tăng hiệu quả kinh tế.

Nắm được những nhu cầu đó, Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp – Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM đã nghiên cứu và thực hiện Đề tài “Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh”.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống giao thông thông minh áp dụng trên tuyến đường Võ Văn Kiệt từ Hầm sông Saigon đến đường Hải Thượng Lãn Ông. Chức năng chính của hệ thống này là đếm xe lưu lượng xe các loại qua các giao lộ đi kèm từng chu kỳ đèn. Sau đó mô phỏng lại trên máy tính và sinh ra các bộ đèn khác nhau để tối ưu hóa lưu lượng giao thông trên toàn tuyến này nhằm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến này. Có thể tóm tắt việc hoàn thành hệ thống này qua 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Thu nhập số liệu lưu lượng xe, mô phỏng hiện trạng và mô phỏng đề xuất bộ đèn trên máy tính

Bước 1: Dùng chương trình đếm xe ghi nhận lưu lượng các loại xe 2 bánh, 4 bánh, xe tải, xe bus,… với từng chu kỳ đèn và các thời điểm khác nhau trong ngày/tuần và lưu vào cơ sở dữ liệu (CSDL),

Bước 2: Thống kê số liệu từ CSDL để xây dựng bộ phát xe cung cấp cho chương trình mô phỏng dòng xe trên toàn tuyến,

Bước 3: Xây dựng chương trình mô phỏng hiện trạng và thẩm định kết quả với số liệu thực tế trên toàn tuyến,

Bước 4: Xây dựng chu kỳ đèn mới phối hợp với bộ phát xe để mô phỏng đề xuất,

Bước 5: Lưu vào thông số các bộ đèn và bộ phát xe tốt nhất cho giảm ùn tắc giao thông vào CSDL.

Giai đoạn 2: Hệ thống giao thông thông minh được cài đặt tại phòng điều khiển giao thông hầm sông Sài gòn

1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống:

                                                                          Hình 1. Cấu trúc hệ thống

2. Nguyên lý vận hành hệ thống

                                                      

                                           Hình 2. Sơ đồ nguyên lý vận hành phần mềm mô phỏng

Bước 1: Phần mềm mô phỏng nhận thông tin về bộ phát lượng xe vào hệ thống (tính dựa trên lưu lượng và vận tốc trung bình tại các giao lộ) từ phần mềm đếm xe mỗi 5 phút,

Bước 2: Dựa vào thông tin bộ phát, phần mềm mô phỏng truy xuất pha đèn tốt nhất cho bộ phát đó trong cơ sở dữ liệu (CSDL) chứa kết quả mô phỏng của các pha đèn cho từng bộ phát,

Bước 3: Trong trường hợp KHÔNG tìm thấy pha đèn phù hợp với thông tin bộ phát vừa nhận được, phần mềm mô phỏng tự thực hiện mô phỏng tức thời với bộ phát đó để tìm pha đèn tốt nhất và bổ sung kết quả mô phỏng này vào CSDL. Trường hợp tìm thấy pha đèn phù hợp với bộ phát trong CSDL thì phần mềm bỏ qua bước này.

Bước 4: Pha đèn tốt nhất tìm trong CSDL hoặc được mô phỏng tức thời ở bước 3 sẽ được cập nhật, hiển thị lên màn hình điều khiển vận hành mỗi 20 phút.

Bước 5: Phần mềm tính pha đèn hiệu quả từ giá trị trung bình của các pha đèn tốt nhất đã ghi nhận mỗi 20 phút trong 3 giờ liên tục.

Bước 6: So sánh kết quả mô phỏng (về lưu lượng và vận tốc trung bình) giữa pha đèn hiện tại đang vận hành thực tế và pha đèn hiệu quả tính được ở bước 5. Nếu kết quả mô phỏng của pha đèn tốt nhất KHÔNG vượt trội so với kết quả mô phỏng của pha đèn hiện tại thì bỏ qua và KHÔNG đề xuất pha đèn này. Ngược lại, hiện thị đề xuất pha đèn tốt nhất hỗ trợ ra quyết định vận hành.

3. Hình ảnh từ Phần mềm xử lý tín hiệu camera

           

  1. Hình ảnh từ Phần mềm mô phỏng

Đề tài đã và đang ứng dụng vào thực tế. Từ hệ thống camera thu thập dữ liệu lưu thông của theo thời gian thực và đưa vào CSDL. Hệ thống mô phỏng sẽ đánh giá và có thể sẽ đề xuất 1 chu kỳ đèn hợp lý nhất, hoặc có thể cho người dùng lựa chọn 1 chu kỳ đèn cụ thể cho toàn tuyến. Nếu chưa có chu kỳ đèn nào phù hợp, chương trình sẽ tự mô phỏng và nhanh chóng đề xuất một cho kỳ đèn tốt nhất.   Một cột mốc đầy ý nghĩa giữa Đại học Quốc tế và Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng như Đại học Quốc gia TPHCM và Ủy ban Nhân dân TPHCM đã được ghi dấu qua đề tài này.

*************************************************************************************************

Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp được thành lập theo quyết định số 653/QĐ-ĐHQT ngày 11 tháng 9 năm 2019 với 2 bộ môn chính là Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (KTHTCN) và Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng. Bộ môn KTHTCN được thành lập năm 2009 theo Quyết định số 07/ QĐ-ĐHQT-TCHC ngày 13 tháng 1 năm 2009 nhằm mục đích giảng dạy các bậc đào tạo đại học, sau đại học ngành KTHTCN, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KTHTCN và phục vụ nhu cầu cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp và xã hội. Chương trình của ngành KTHTCN sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tế trong việc thiết kế, vận hành, cải thiện và tối ưu các hệ thống sản xuất và dịch vụ. Giúp học viên trở thành kỹ sư, thạc sĩ KTHTCN giỏi, với các vị trí cán bộ  kỹ thuật hay quản lý  trong các lĩnh vực sản xuất, quản lý vật tư tồn kho, chuỗi cung ứng và hậu cần, quản lý chất lượng, lập kế hoạch và điều độ, thiết kế và sắp xếp các mặt bằng trong các công ty hoặc cơ quan.

Năm 2014, bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được thành lập nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến ​​thức toàn diện và kỹ năng về công nghệ cần thiết để đảm bảo có thể thực hiện những công việc trong ngành quản lý chuỗi cung ứng. Chương trình cung cấp các công cụ hữu ích cho việc đánh giá và nhận định sự đa dạng trong kinh doanh và môi trường quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, phân tích và thiết kế hệ thống hậu cần trong nước và quốc tế. Các sinh viên được cung cấp các kiến thức cốt lõi liên quan đến một loạt các hoạt động chuỗi cung ứng, bao gồm lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, kho bãi, đóng gói, sản phẩm và hỗ trợ dịch vụ, và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.

Kể từ khi thành lập đến nay, Khoa đã có những nghiên cứu thiết thực phục vụ cuộc sống như:

  • Nghiên cứu tối ưu hóa dòng xe trong giao thông của TPHCM
  • Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh
  • Xây dựng nhà xưởng chế biến các sản phẩm sâm Ngọc Linh

Xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường: hoa xứ lạnh hoa Lily, lan hồ điệp, rượu sim, cá tầm Măng Đen trên địa bàn huyện Kon Plong.

*************************************************************************************************

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

X
Verified by MonsterInsights