Thông báo

IU-OGA_Website_Thong tin luan an TS

Tựa đề: Exploring the mediating role of dynamic capabilities in the relationship between intellectual capital and performance of information and communications technology firms

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh        Code: 9340101

Nghiên cứu sinh: Hoàng Thành Nhơn

Cán bộ hướng dẫn:  PGS.TS. Mai Ngọc Khương –  TS. Bùi Quang Thông

1. NHỮNG ĐIỀM MỚI VỀ MẶT LÝ THUYẾT

Điểm mới đầu tiên được đề cập là mối quan hệ giữa vốn tri thức và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin được kiểm định trong môi trường kinh doanh không ổn định như môi trường Việt Nam. “Resource-based view” chỉ có thể giải thích tác động của vốn tri thức lên hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi trường ổn định (stable environment). Vì vậy, bằng việc áp dụng “Dynamic capability-based view”, nghiên cứu của chúng tôi có thể giải thích được tác động của vốn trí tuệ lên hiệu quả kinh doanh trong những thị trường mới nổi và không ổn định như Việt Nam.

Điểm mới thứ hai là “Dynamic capabilities” được chia làm 3 loại đó là “learning capability”, “integration capability”and “reconfiguration capability” và đo lường mức độ tác động của mỗi loại lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Điểm mới thứ ba là trong luận văn này chúng tôi đã đề xuất “learning capability”, “integration capability”, “reconfiguration capability” là những biến trung gian trong mối quan hệ gián tiếp giữa vốn tri thức và hiệu quả kinh doanh.

Điểm mới thứ tư là , trong vốn tri thức (“intellectual capital”) thì vốn nhân lực (“human capital”) là có tác động lớn nhất lên hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp và các nhà quản lý phải cải thiện năng lực học hỏi (“learning capability”) của nguồn nhân lực. Để làm việc này, việc cải thiện hệ thống thông tin và cập nhật những kỹ thuật mới nhất là qua trọng nhất.

Cuối cùng, vốn xã hội (“social capital”), một nguồn vốn quan trọng của vốn tri thức

(“intellectual capital”) có tác động quan trọng lên năng lực tích hợp (“integration capability”) và hiểu quả kinh doanh. Do vậy, các cấp quản lý cần cải thiện khả năng chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề của nhân viên trong giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp.

 

2. NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐÓNG GÓP VỀ MẶT QUẢN LÝ CHO DOANH NGHIỆP:

Đầu tiên, bởi vì những đặc trưng riêng của ngành công nghệ thông tin, nhân lực trong ngành này phải làm việc trong môi trường quốc tế và đa văn hóa, họ phải làm việc trực tuyến với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc  phát triển mạng lưới xã hội (“social network”) tốt sẽ giúp họ có thể tiếp cận nguồn vốn về kỹ thuật dễ dàng hơn, việc chia sẻ thông tin và ý tưởng cũng dễ hơn.

Thứ hai, những tiến bộ trong công nghệ thông tin có tác động lớn lên hoạt động kinh doanh được xem là điểm quan trọng trong việc nâng cấp môi trường làm việc, sự minh  bạch trong văn hóa doanh nghiệp và năng suất làm việc. Vì vậy, việc tích lũy vốn tổ chức (“organizational capital”) liên quan đến việc nâng cấp văn hóa doanh nghiệp và năng suất lao động sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, đa số doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy, các doanh nghiệp này đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến những thách thức về bảo vệ sở hữu trí tuệ và nguồn vốn hoạt động và thiếu hụt nguồn nhân lực. Do vậy, các doanh nghiệp này cần có một chiến lược lâu dài liên quan đến vốn tri thức (“intellectual capital”) để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, năng lực giúp họ tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh chưa ổn định như Việt Nam.

Thứ tư, vì doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thực hiện các dự án công nghệ thông tin, họ chỉ làm những phần nhỏ, không được giao toàn bộ dự án, vì các đối tác nghi ngờ năng lực của các doanh nghiệp này. Do vậy, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực (“human capital”) là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận các dự án lớn hơn.

Thứ năm, các nhân viên công nghệ thông tin thường làm việc không có cố định về thời gian và nơi làm việc, bởi tính chất công việc làm với các đối tác nước ngoài họ có thể làm việc về đêm, do vậy, các yêu cầu về năng lực tích hợp (“integration capability”) là rất quan trọng vì với nhân viên nào giỏi về năng lực này là có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giao tiếp tốt với khách hàng và nhà cung cấp.

Cuối cùng, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có những chiến lược dài hạn phù hợp đối với vốn tri thức (“intellectual capital”), cải thiện năng lực học hỏi (“learning capability”), năng lực tích hợp (“integration capability”) và năng lực tái cấu trúc (“reconfiguration capability”) sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh trong dài hạn.

Xem thêm thông tin luận án tại đây:

Tóm tắt luận án.

Công bố khoa học liên quan luận án.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

X
Verified by MonsterInsights