THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS. HUỲNH THỊ NGỌC HIỀN
- Tên luận án: The Impact of FDI Spillovers on The Productivity of Domestically Manufacturing Firms and Average Wage in Vietnam
- Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
- Mã số chuyên ngành: 9340101
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Thị Ngọc Hiền
- Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Phương – TS. Trần Tiến Khoa
- Tóm tắt luận án: file đính kèm
THÔNG TIN LUẬN ÁN (TIẾNG VIỆT):
I. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trước hết, các phân tích tổng hợp gần đây của tác giả về tác động lan tỏa FDI đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tách biệt hiệu ứng lan tỏa thông qua các kênh lan tỏa khác nhau, điều này cũng được khuyến khích trong phần đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo trong các nghiên cứu gần đây của (Demena & Bergeijk, 2017; Demena & Bergeijk, 2019; Rojec & Knell, 2017). Để làm rõ hơn vấn đề, Rojec & Knell (2017) đã khuyến nghị các nghiên cứu trong tương lai nên phân biệt giữa các tác động lan tỏa FDI theo chiều ngang (horizontal) và theo chiều dọc (vertical), đặc biệt là tác động lan tỏa ngược (backward – doanh nghiệp bản địa là nhà cung ứng cho doanh nghiệp FDI) và xuôi (forward – doanh nghiệp bản địa là khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI). Có thể thấy rằng, nhiều nhà nghiên cứu trước đây thường tập trung vào việc phân tích tác động lan tỏa theo chiều ngang mà ít để tâm tới tác động lan tỏa FDI theo chiều dọc. Do đó, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của luận văn này hướng đến việc ước tính các kênh lan tỏa khách nhau của FDI: bao gồm lan tỏa theo chiều ngang (horizontal FDI spillover), lan tỏa ngược theo chiều dọc (vertically backward FDI spillover) và lan tỏa xuôi theo chiều dọc (vertically forward FDI spillover).
Thứ hai, Behera (2017) và Anwar, Sun, & Anwar (2018) đã chỉ ra việc thiếu các bằng chứng thực nghiệm gần đây và các phân tích không xem xét hoặc xem xét chưa đầy đủ các yếu tố thể hiện sự không đồng nhất của công ty trong nước dẫn đến việc đánh giá thiên lệch về lan tỏa FDI, ví dụ như hiệu ứng lan tỏa không tồn tại hoặc tác động âm tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Điều này có thể không đúng vì MNCs luôn nỗ lực trong việc ngăn chặn việc chuyển giao bí mật công nghệ và tài sản vô hình của họ cho đối thủ hoặc người ngoài cuộc (Demena & Bergeijk, 2017). Không có nghi ngờ gì, không phải MNCs nào cũng sẵn sàng truyền bá kiến thức của họ và không phải mọi doanh nghiệp địa phương đều đủ năng lực và chuẩn bị sẵn sàng để hưởng lợi từ sự hiện diện của doanh nghiệp FDI. Nói tóm lại, các vấn đề liên quan đến ước tính tác động lan tỏa bị thiên lệch có thể xuất phát từ các lý do sau đây: không có sự phân biệt giữa lan tỏa ngang và lan tỏa dọc hoặc không xem xét đến khả năng hấp thụ và các yếu tố không đồng nhất của các công ty bản địa (Demena & Bergeijk, 2017; Rojec & Knell, 2017) . Để khắc phục điều này, Rojec & Knell (2017) và Jacobs và cộng sự (2017) khuyến khích kiểm tra tính không đồng nhất của công ty trong các nghiên cứu tiếp để có thể ước tính tác động lan tỏa chính xác hơn như khoảng cách địa lý và khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước. Để lấp đầy khoảng cách nghiên cứu này, các mục tiêu nghiên cứu 2, 3 và 4 trong luận án tập trung vào kiểm định và ước tính liệu năng lực hấp thụ của doanh nghiệp bản địa như nhân lực, khoảng cách công nghệ, mức độ phát triển tài chính, vùng địa lí, kinh tế, khoảng cách địa lý… sẽ tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa mức độ lan tỏa FDI và năng suất.
Thứ ba, phải thừa nhận rằng sự hiện diện của doanh nghiệp nước ngoài ở các nước đang phát triển cũng có thể góp phần tạo việc làm, nâng cao kỹ năng và năng lực cho lao động địa phương, nâng cao năng suất lao động; từ đó ảnh hưởng đến mức lương và quyền thương lượng mức lương của người lao động (Javorcik, 2015; Nguyen & Ramstetter, 2017). Nguyen (2015) nhận thấy khu vực FDI có mức lương cao đáng kể so với khu vực trong nước dựa trên dữ liệu của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam từ năm 2000 đến 2009. Ngoài ra, tiền lương được trả bởi các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) và các công ty liên doanh và nhà nước cũng cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp tư nhân trong nước khi sử dụng các biến kiểm soát như quy mô công ty, cường độ vốn, giáo dục và tỷ lệ giới (Nguyen & Ramstetter, 2017). Mặc dù sự phân biệt tiền lương giữa các khu vực nước ngoài và trong nước được phản ánh trong các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, không có nghiên cứu nào về việc liệu tác động lan tỏa FDI theo chiểu ngang – liên quan đến cạnh tranh lao động và cải thiện năng suất có cải thiện mức lương cho người lao động địa phương hay không và tác động này sẽ thay đổi như thế nào giữa các loại sở hữu khác nhau hay không. Do đó, mục tiêu nghiên cứu 5 và 6 của luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi trên.
II. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN VỀ MẶT HỌC THUẬT
Liên quan đến những đóng góp về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng và là tiền đề trong các nghiên cứu sau này của (Aitken et al., 1997; Blomstrom & Kokko, 1998; Cave, 1974; Wang et al., 2012) chỉ ra hai mảng chính của tác động lan tỏa FDI xảy ra thông qua lan tỏa năng suất và lan tỏa tiếp cận thị trường. Trong khi, sức lan tỏa năng suất thông qua FDI là rất quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển để kích thích tăng trưởng kinh tế và lợi ích quốc gia, thì lan tỏa theo chiều hướng tiếp cận thị trường dường như phù hợp hơn với các nền kinh tế phát triển hoặc có khả năng cạnh tranh tương đối mạnh. Một số tác giả cũng cho rằng sức lan tỏa tiếp cận thị trường; ví dụ, lan tỏa xuất khẩu có thể được hấp thụ tốt hơn đối với các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế lớn thông qua việc cải thiện quy mô và năng suất (Anwar & Sun, 2016; Suyanto, Bloch, & Salim, 2012). Do đó, nghiên cứu tài liệu của nghiên cứu tập trung trực tiếp vào việc xác định sự lan tỏa năng suất của FDI, với một sự phân biệt và giải thích cụ thể thay vì coi sự lan tỏa của FDI là một hiện tượng chung.
Ngoài ra, thuật ngữ lan tỏa công nghệ từ FDI thường được nhiều nhà nghiên cứu lạm dụng để ám chỉ cùng một hiện tượng lan tỏa năng suất (Rojec & Knell, 2017). Thật ra, sự lan tỏa năng suất tích cực từ FDI là hệ quả tất yếu của những tiến bộ công nghệ và mở rộng thị trường. Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu này tập trung vào sự lan tỏa năng suất từ FDI vì hiện tượng quan trọng này mang đến cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp trong nước ở nước chủ nhà quan sát, bắt chước và cải tiến công nghệ hiện có của mình, cũng như kế thừa các phương thức kinh doanh tiên tiến để cải thiện năng suất của công ty họ với chi phí thấp hơn. Trong khi các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, đứng trên góc độ của người lao động, cố gắng tìm ra sự khác biệt về mức lương giữa khu vực nước ngoài và khu vực trong nước (Nguyen, 2015; Nguyen & Ramstetter, 2017), nghiên cứu này tiến thêm một bước bằng cách khám phá liệu sự lan tỏa mức lương từ FDI theo chiều ngang có phải là một kênh để cải thiện phúc lợi cho người lao động. Để mang tới một bức tranh toàn diện hơn về tác động trực tiếp và gián tiếp của FDI đến năng suất và tiền lương của công ty, luận án đã xây dựng một khung lý thuyết trình bày các khái niệm lý thuyết có liên quan và mối quan hệ giữa các yếu tố này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định và tìm ra khoảng cách nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khác thể hiện trong một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này tiếp cận một góc nhìn tương đối mới về mặt lý thuyết để giải thích cho kết quả nghiên cứu. Đầu tư, các MNCs không chỉ có thế mạnh trong việc duy trì lợi thế tương đối về mặt công nghệ và tài sản trí tuệ cho các công ty con đặt tại các quốc gia khác nhau, mà còn rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lan tỏa của những lợi thế này cho các công ty bên ngoài. Do đó, sự lan tỏa của FDI, đặc biệt là sự rò rỉ của công nghệ tinh vi tạo ra những thay đổi đáng kể đối với năng suất của doanh nghiệp sở tại ít có khả năng xảy ra (Perri & Andersson, 2014; Perri & Peruffo, 2016). Điều này góp phần giải thích lý do tại sao hiệu ứng cạnh tranh tiêu cực theo tác động lan tỏa ngang thường vượt xa tổng hiệu ứng tích cực của hành vi bắt chước, mô phỏng và dịch chuyển lao động cũng thông qua kênh lan tỏa ngang. Thứ hai, các lý thuyết về lan tỏa FDI đã thảo luận về khả năng cao rằng năng suất của các doanh nghiệp trong nước sẽ thấp hơn trước áp lực cạnh tranh cao hơn từ các đối thủ nước ngoài vượt trội trên thị trường trong nước (Görg & Greenaway, 2004; Mollisi & Gabriele, 2017). Thứ ba, tác động lan tỏa tích cực chỉ có thể xảy ra ở một số nhóm nhỏ của các công ty với sự hội tụ đẩy đủ của các đặc điểm cụ thể. Điều này đã được đề cập trong luận án rằng khả năng hấp thụ của công ty, tính không đồng nhất, sự khác biệt giữa khu vực và ngành công nghiệp đều có ảnh hưởng đối với sự lan tỏa năng suất và mức lương từ FDI. Thứ tư, các nghiên cứu thông thường về tác động lan tỏa FDI có xu hướng bỏ qua hoặc đánh giá thấp các tác động lan tỏa thông qua các kênh liên kết dọc trong khi kết quả luận án chỉ ra lan tỏa FDI được truyền tải mạnh mẽ thông qua kênh lan tỏa dọc (cả forward và backward). Cuối cùng, tác động lan tỏa FDI cũng như mức độ và tầm quan trọng của nó cũng gắn liền với các yếu tố vĩ mô của nước chủ nhà như chất lượng thể chế, thị trường hoạt động tốt, đầu tư và thương mại không bị biến dạng, v.v. Như đã thừa nhận trong phần giới hạn, luận án không nắm bắt được các tác động của các yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên, điều này có thể được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
Liên quan đến đóng góp về phương pháp nghiên cứu, trước hết, luận án đã xây dựng một khung lý thuyết để ước tính mức lan tỏa năng suất và mức lan tỏa tiền lương từ FDI. Bên cạnh đó, thay vì chỉ sử dụng một chỉ số như trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, luận án đã đo lường tác động lan tỏa FDI bằng cách ước lượng cả ba biến về lan tỏa ngang, lan tỏa dọc “backward” và lan tỏa dọc “forward”. Điều này có thể giúp so sánh và đánh giá toàn diện hơn về tác động lan tỏa tổng thể của FDI. Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp các phương pháp FEM, REM và GMM giúp củng cố tính tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Thứ hai, luận án cũng nỗ lực đo lường và bổ sung các biến liên quan đến khả năng hấp thụ của doanh nghiệp, tính không đồng nhất và vùng miền, khoảng cách địa lý để xem xét các biến này có ảnh hưởng gì đến sự lan tỏa năng suất từ các doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước hay không. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự lan tỏa năng suất và tiền lương từ FDI thay đổi đáng kể giữa các công ty và khu vực với các đặc điểm khác nhau. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu từ dữ liệu bảng cập nhật cho giai đoạn mới nhất so với các nghiên cứu trước (2007-2015) sẽ mang tới những phát hiện và ý nghĩa thực nghiệm có tính cập nhật hơn về hiệu ứng lan tỏa FDI ở Việt Nam, rất hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu tiếp theo về sự lan tỏa FDI./.
DISSERTATION INFORMATION (ENGLISH)
- RESEARCH GAP
First of all, recent meta-analyses on FDI spillovers have emphasized the importance of separating spillover effects through different transmission channels (Demena & Bergeijk, 2017; Demena & Bergeijk, 2019; Rojec & Knell, 2017). To further clarify the issue, Rojec & Knell (2017) have recommended that future researches should differentiate between horizontal and vertical spillovers, especially backward and forward spillovers generated by established vertical linkages between local firms and foreign affiliates. These authors claimed that many previous researchers often focused on analyzing horizontal spillovers while it is less likely to occur than vertical ones. Thus, the first research objective aims at investigating FDI spillovers through different spreading mechanisms including horizontal spillover, vertically backward spillover and vertically forward spillover.
Secondly, Behera (2017) and Anwar, Sun, & Anwar (2018) have indicated the lack of recent substantive evidences and no or deficient inclusion of firm heterogeneity in recent studies leads to the bias against no or negative spillovers. It may not be true due to the efforts of MNCs to prevent the transfer of their technological secrets and intangible assets to their competitors or outsiders (Demena & Bergeijk, 2017). There is no doubt that not every MNCs are willing to spread their knowledge and not every local enterprises are ready to benefit from foreign presence. In short, the issues relating to biased spillover estimations may come from the following reasons as no differentiation between horizontal and vertical spillovers and no or deficient consideration of host firms’ absorptive capacity and heterogeneity (Demena & Bergeijk, 2017; Rojec & Knell, 2017). In order to overcome this, Rojec & Knell (2017) and (Jacobs et al., 2017) encourage the examination on firm heterogeneity in further researches that may better capture the variability in spillover outcomes such as geographical distance and absorptive capacity of domestic firms defined by firm heterogeneity. In order to fill this gap, the research objectives 2, 3 and 4 in the dissertation aim at examining the moderating variables as absorptive capacities in term of human capital, technology gap, financial development, regional and provincial proximity that interact with FDI spillover proxies to recognize the primary facilitators or barriers of the positive spillover effects.
Thirdly, foreign presence in emerging countries may also contribute to employment creation, skills and capacity building for local workers, labor productivity improvement; thereby affecting employees’ wages and bargaining power (Javorcik, 2015; Nguyen & Ramstetter, 2017). Nguyen (2015) finds significantly positive wage discrimination between the FDI sector and local sector in the host country based on data of Vietnamese manufacturing firms from 2000 to 2009. In addition, the wages paid by multinational corporations (MNCs) and joint venture and state-owned enterprises (SOEs) are significantly higher than those paid by domestic private firms controlling for size, capital intensity, education and gender ratio (Nguyen & Ramstetter, 2017). Although the wage discrimination between foreign and domestic sectors is reflected in recent researches in Vietnam, there is no or deficient researches on whether foreign presence benefit the wages of local workers and whether this kind of wage externalities vary across ownership types. Therefore, the research objectives 5 and 6 are targeted to answer the above questions.
- ACADEMIC CONTRIBUTIONS
In regard to theoretical contributions, the theoretical reviews in influential research works by (Aitken et al., 1997; Blomstrom & Kokko, 1998; Caves, 1974; Wang et al., 2012) figure out two main streams of FDI spillover occurring through productivity spillovers and market access spillovers. While productivity spillovers are very important for emerging economies to stimulate the economic growth and national better-off, market access spillovers appear to be highly attached to developed or relatively powerful economies. Some authors also argue that market access spillovers; for example, export spillovers may almost be absorbed and revealed in better economies of scale and productivity improvement (Anwar & Sun, 2016; Suyanto, Bloch, & Salim, 2012). Thus, the literature review of the study focus directly on identifying “productivity spillover from FDI” with a particular distinction and explanations rather than consider “FDI spillovers from FDI” as a common phenomenon.
In addition, the term “technological spillovers from FDI” is often misused by many researchers to imply the same phenomenon of productivity spillovers (Rojec & Knell, 2017). Indeed, the positive productivity spillovers associated with FDI is an inevitable consequence of technological advances and market expansion. Therefore, under the context of Vietnam’s economy, this study focuses on productivity spillover associated with FDI as this important phenomenon offers the best opportunities for domestic firms in the host country observe, imitate and upgrade their existing technology and inherit the advanced business practices so as to improve their firm’s productivity at lower cost. While previous studies in Vietnam, from worker perspectives, try to figure out the wage differentials between foreign sector and domestic sector (Nguyen, 2015; Nguyen & Ramstetter, 2017), this study further complicates the matter and contributes to the current literature by exploring the wage spillovers from FDI as the channel to increase labor compensation and welfare. To provide a more comprehensive picture on the direct and indirect effects of inward FDI on firm productivity and wage, the dissertation has developed a conceptual framework presenting the relevant theoretical concepts and the relationships among these elements.
Besides, the author also identifies and figures out the other theoretical and empirical research gap reflecting in some biased findings and insufficient discussions in some previous studies. First, MNCs are not only powerful in sustaining their subsidiaries’ comparative advantage in term of technological advances and intellectual assets, but also effective at preventing the spillovers of these advantages to other firms. As a result, FDI spillovers, especially the leakages of sophisticated technology generating outstanding effects on host firm’s productivity less likely occur (Perri & Andersson, 2014; Perri & Peruffo, 2016). This contributes to explain why the negative competition effect often outweighs the sum of imitation, demonstration and worker mobility effects via horizontal spillover channel. Second, the FDI spillover theories have discussed the high probability that domestic firms’ productivity will be lower in response to higher competition pressure from superior foreign competitors in the host market (Görg & Greenaway, 2004; Mollisi & Gabriele, 2017). Third, positive externalities may only occur in some subgroups of firms with the convergence of specific characteristics. This has been addressed in the thesis that firm absorptive capacity, heterogeneity, regional and industrial differences really matter for the productivity and wage spillovers from FDI. Fourth, conventional studies on FDI spillovers tend to omit or underestimate FDI spillovers via vertical channels while the thesis findings indicate robust vertical spillovers through both upstream and downstream integration. Finally, FDI spillover presence as well as its extent and magnitude are also attached to host country’s macro factors such as institutional quality, well-functioning markets, undistorted FDI and trade, etc. As admitted in limitation part, the thesis does not capture the effects of these macro determinants. However, this may leave rooms for further researches exploring more macro indicators from host country’s perspectives.
With respect to methodological contribution, the thesis firstly builds a research model for estimating productivity spillovers and wage spillovers from FDI. Besides, instead of using only one indicator as in most of previous studies, the thesis further complicates the FDI presence by measuring three dimensions of spillovers. The use of multi-dimensional indicators can help to compare and have a more comprehensive assessment of the FDI spillover effects. Besides, the combination uses of FEM, REM and GMM approaches help reinforce the robustness of research findings. Secondly, the dissertation explores moderating variables related to firm absorptive capacity, heterogeneity and geographical proximity that interact with FDI spillovers to consider whether these variables matter for the different outcomes of productivity spillovers from foreign firms to domestic firms. It has been shown in the research results that the productivity and wage diffusion vary significantly across firms and regions with specific characteristics. Finally, the research results from the latest panel data (2007-2015) will provide the up-to-date empirical findings and implications for FDI spillover effects in Vietnam which is useful for managers, policy-makers and further researchers concerning inward FDI spillovers./.
TÓM TẮT LUẬN ÁN:
2. THESIS SUMMARY 14.12.19